Tại sao “là chính mình” có thể làm chệch hướng sự nghiệp của bạn?

“Chân thực” có thật sự tốt?
Tiến sĩ Robert Hogan nhận định rằng “tính chân thực là một huyền thoại”. Trong văn hóa đại chúng, nó thường được hiểu là hành xử theo cảm xúc thật bên trong. Nhưng nếu bạn thể hiện toàn bộ cảm xúc thô mộc với đồng nghiệp — như giận dữ, buồn bực hay cáu gắt — liệu có ổn không? Dĩ nhiên là không.
Nghiên cứu của Hogan cho thấy: những lúc con người cảm thấy “chân thực” và “hạnh phúc” nhất không phải khi họ hành xử đúng với tính cách thật, mà là khi họ cư xử một cách xã hội mong đợi — thân thiện, hòa nhã, năng suất và chuyên nghiệp.
3 cái bẫy khi “là chính mình” nơi công sở
- Sự chuyên nghiệp giảm sút: Căng thẳng, buồn chán hoặc tự mãn có thể kích hoạt những hành vi “thật” nhưng không phù hợp, gây tổn hại hình ảnh và sự nghiệp.
- Xung đột trong quan hệ: Tính chân thực cảm xúc dễ dẫn đến phản ứng bốc đồng, than phiền, hoặc phát ngôn không kiểm soát, làm đứt gãy sự hòa hợp nhóm.
- Phát triển sự nghiệp chậm lại: Một số hành vi vốn “là mình” (ví dụ: thẳng thắn quá mức, ít giao tiếp) có thể gây bất lợi nếu không được điều chỉnh cho phù hợp môi trường chuyên nghiệp.
Tính chân thật hay Tự nhận thức chiến lược?
Tại Hogan, chúng tôi đề cao tự nhận thức chiến lược – khái niệm đối lập với sự chân thật thuần túy. Tự nhận thức chiến lược là mức độ mà một người hiểu rõ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân và nhận thức được cách người khác nhìn nhận mình trong bất kỳ môi trường cạnh tranh nào.
Khi bạn điều chỉnh hành vi để làm việc hiệu quả hơn, điều đó không phải là "giả tạo" – đó là sự phát triển. Đó là quá trình trưởng thành trong sự nghiệp.
“Hãy suy nghĩ về hình ảnh bạn muốn người khác nhìn thấy nơi mình” Ryne chia sẻ. “Hãy cân nhắc điều gì là phù hợp trong hoàn cảnh công việc cụ thể. Và thích nghi với những kỳ vọng đó trong môi trường bạn đang hiện diện.”
Hành xử “chân thật” trong công việc – nghĩa là làm bất cứ điều gì mình muốn mà không quan tâm đến người khác – thường phản tác dụng. Trong khi đó, tự nhận thức chiến lược là hành xử vì lợi ích chung của bản thân, đồng nghiệp và tổ chức. Điều này không có nghĩa bạn phải đánh mất bản chất hay niềm tin cốt lõi, mà là biết giữ vững tính chuyên nghiệp phù hợp với bối cảnh.

Vai trò của các công cụ đánh giá tính cách
Rất khó để cải thiện nếu bạn không biết mình đang làm sai ở đâu. Theo Ryne, “các công cụ đánh giá tính cách giúp bạn hiểu rõ hành vi nào có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh cá nhân của mình.”
Tại Hogan, chúng tôi sử dụng ba công cụ đánh giá để đo lường toàn diện tính cách cá nhân:
- Hogan Personality Inventory (HPI): đo lường “mặt sáng” của tính cách – cách bạn hành xử khi phát huy tốt nhất.
- Hogan Development Survey (HDS): đo lường “mặt tối” – cách bạn hành xử khi mất kiểm soát hoặc không tự giám sát bản thân.
- Motives, Values, Preferences Inventory (MVPI): đo lường “mặt bên trong” – những giá trị và niềm tin định hình hành vi của bạn.
Thực tế cho thấy, các hành vi thuộc “mặt tối” thường xuất phát từ tính chân thật không kiểm soát. Việc hiểu rõ và nhận diện được những xu hướng này là bước quan trọng để quản lý bản thân tốt hơn.
Bạn có thể không nhận ra khi nào mặt tối của mình trỗi dậy. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng cách xem xét dữ liệu về hình ảnh cá nhân (reputation data). Hãy tìm đến một chuyên gia được Hogan chứng nhận để nhận phản hồi – và quan trọng nhất là chấp nhận phản hồi đó.
“Học cách can thiệp với chính mình và tự nhủ: ‘Khoan đã, lần này mình sẽ không làm như mọi khi. Mình sẽ chọn cách hành xử khác.’” – Ryne
Theo Hogan Assessments